Hotline: 0913.935.593

Tour nổi bật

HÀ NỘI - TRÀNG AN -...

Thời gian tour: 3 ngày 2 đêm
3,850,000 Đ

THIÊN ĐƯỜNG ĐẢO NGỌC (...

Thời gian tour: 3 ngày 2 đêm
6,590,000 Đ

HÀ NỘI - TRÀNG AN -...

Thời gian tour: 5 ngày 4 đêm
5,100,000 Đ

HÀ NỘI - HÀ GIANG -...

Thời gian tour: 4 ngày 3 đêm
3,550,000 Đ

ĐÀ NẴNG - SƠN TRÀ - BÀ...

Thời gian tour: 5 ngày 4 đêm
3,900,000 Đ

Tìm kiếm

Tư vấn trực tuyến


Sale1 - 0918 531 573

Sale2 - 0913 935 593

Sale3 - 0988 183 809

Sale4 - 028 3911 0768

Sale5 - 028 3911 0758

Trang chủ » Điểm đến » Trong nước

Vũng Tàu

Thứ hai - 22/05/2023 05:35
Vũng Tàu

Vũng Tàu

Ngày trước nơi đây vốn chỉ là một bãi lầy, các thương nhân đến làm nơi neo trú tàu thuyền, thế là cái tên Vũng Tàu hình thành từ đó. Ngày nay, sự “rạng rỡ” của Vũng Tàu thật sự làm cho nhiều người ngưỡng mộ.

Vũng Tàu là một thành phố du lịch ven biển nổi tiếng của Việt Nam. Tại Việt Nam Vũng Tàu là một cái tên luôn được ưu tiên lựa chọn trong sổ tay du lịch của du khách trong và ngoài nước. Ngày trước nơi đây vốn chỉ là một bãi lầy, các thương nhân đến làm nơi neo trú tàu thuyền, thế là cái tên Vũng Tàu hình thành từ đó. Ngày nay, sự “rạng rỡ” của Vũng Tàu thật sự làm cho nhiều người ngưỡng mộ.
Thành phố biển ngày càng đẹp và biết cách thu hút khách du lịch tham quan. Đến với Vũng Tàu là nghĩ ngay đến du lịch biển. Những bãi tắm nối dài, sạch, đẹp cùng với những sản vật phong phú của biển cả được ngư dân đánh bắt và được các đầu bếp hàng đầu chế biến…, những khu nghĩ dưỡng đầy đủ tiện nghi. Vũng Tàu không những thích hợp với việc du lịch tham quan, nghĩ dưỡng mà còn có thể là nơi kết hợp ấn tượng trong việc du lịch kết hợp với những kỳ hội thảo, hội nghị… Chính yếu tố thuận lợi phù hợp với nhiều đối tượng du khách như vậy nên Vũng Tàu luôn đón được lượng khách lớn hàng năm.
Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều bãi tắm đẹp như bãi Sau (còn có tên là Thùy Dương, với bãi cát dài phẳng gần 10km), bãi Trước (còn có tên là Tầm Dương với những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển), Bãi Dâu (còn gọi là Bãi Phương Thảo thơ mộng và tĩnh mịch), Bãi Dứa (còn gọi là bãi Hương Phong), và đặc biệt là bãi tắm Long Hải, nơi thu hút rất nhiều du khách.




Các điểm đến hấp dẫn khi đi du lịch Vũng Tàu

Bãi Trước
Bãi Trước nằm giữa hai ngọn núi Lớn và núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu theo một đường vòng cung khá đều.
Bãi Trước còn được gọi là bãi Tầm Dương, có nghĩa là nhìn được mặt trời vào lúc hoàng hôn.
Dọc theo bãi biển có trồng nhiều dừa, d¬ương liễu và bàng. Những hàng cây này che mát bãi cát gần biển, dư¬ới tán cây có nhiều hàng quán xinh xắn. Các khách sạn lớn đều tập trung trên bãi biển này.

Bãi Sau (Thuỳ Vân)
Bãi Sau nằm ở đông nam thành phố Vũng Tàu, dài khoảng trên 8km từ chân núi Nhỏ đến Cửa Lấp.
Đây là một trong những bãi biển du lịch đẹp và lớn nhất của Việt Nam.
Bãi Sau còn được gọi là bãi Thùy Vân. Trước mặt là biển Đông, bãi Sau nằm tựa lưng vào những đồi cát trắng và rừng phi lao ngút ngàn. Chỉ cần một luồng gió nhẹ, những cành lá phi lao nhỏ li ti lại cùng reo lên bản nhạc lạ kì. Dưới rừng phi lao thấp thoáng những căn nhà nghỉ bằng gỗ, được thiết kế theo kiểu nhà rông Tây Nguyên với đầy đủ tiện nghi, vừa hiện đại, vừa dân dã.
Mặt biển bãi Sau phẳng lặng vào mùa gió nam như¬ng lại sóng to, gió lạnh vào mùa gió bắc. Với không khí trong lành, thoáng mát, cảnh đẹp hữu tình, bãi Sau sẽ tạo nên cảm giác thoải mái cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Bãi Vọng Nguyệt
Bãi Vọng Nguyệt thuộc mũi Nghinh Phong hũng vĩ nhô ra biển Đông.
Bãi tắm hẹp, nước lúc nào cũng sạch, sóng gió dồn dập, ba bề vách đá cheo leo vô cùng hùng vĩ.
Vọng Nguyệt có nghĩa là đón trăng. Những đêm vào mùa trăng mọc, hay lúc hoàng hôn, biển ở đây sáng rực như được dát một lớp bạc óng ánh. Bên tiếng sóng rì rào, trước mặt biển sáng bạc mênh mông, du khách sẽ có cảm giác cái mênh mông bao la của trời mây sóng nước, của vũ trụ vô cùng, vô tận, lâng lâng bay bổng trong tâm hồn.
Nước biển ở đây rất trong và sạch. Bờ biển ít thoải, sâu hơn các bãi tắm khác ở Vũng Tàu, phù hợp với những người thích cảm giác mạnh từ những ngọn sóng dồn dập. Không ồn ào, náo nhiệt như ở bãi Trước. Không thoáng đãng, dữ dội như ở bãi Sau. Bãi Vọng Nguyệt không dài nhưng đủ để đi vào tiềm thức của người dân Vũng Tàu qua bao thế hệ bởi sự nên thơ, kỳ bí. Nhất là khi đứng từ tượng Chúa Kitô trên đỉnh núi Tao Phùng nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác biển ở đây xanh hơn những nơi khác, lộng gió và mát mẻ lạ thường.

Bãi Dâu
Bãi Dâu nằm ở phía tây núi Lớn và phía bắc trung tâm thành phố Vũng Tàu. Từ bãi Trước, theo đường Trần Phú, đi quá di tích Bạch Dinh chừng 3km là tới bãi Dâu.
Trước kia bãi Dâu còn được gọi là Vũng Mây do nơi đây có nhiều mây rừng.
Bãi Dâu là một bãi biển kín gió với nhiều ghềnh đá kỳ thú, thơ mộng. Hai đầu bãi có nhiều mỏm đá lớn nhô ra ngoài biển, sau lưng bãi là địa hình lòng chảo được cây cối um tùm bao bọc tựa vào triền núi Lớn.
Chân núi Lớn ở bãi Dâu dốc đứng và ăn ra sát biển. Giữa màu xanh thẳm của biển và cây rừng nổi bật tượng đức mẹ Maria cao gần 30m và những tòa nhà sáng trắng.
Bãi Dâu là bãi biển đẹp, yên bình và dường như tách hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của trung tâm thành phố Vũng Tàu.

Bãi Dứa
Bãi Dứa nằm ở khoảng giữa của bãi Trước và bãi Sau bên chân núi Nhỏ, gần mũi Nghinh Phong, thành phố Vũng Tàu.
Người xưa kể lại rằng sở dĩ có tên bãi Dứa vì trước đây trên triền núi nhô ra biển có rất nhiều những cây dứa dại (một loại cây có hương thơm như gạo nếp hoặc nàng hương) tỏa hương thơm ngát một vùng.
Cũng có thể do mùi hương đó đã quyến rũ bước chân du khách và các lãng tử không thể rời xa nên bãi Dứa còn có tên gọi là bãi Lãng Du.
Bãi Dứa là một trong những bãi biển đẹp và thu hút nhiều du khách của Vũng Tàu. Cái đẹp ở đây không ồn ào tấp nập mà là một vẻ đẹp mộng mơ, thầm kín. Biển len lỏi trong các hõm núi, ghềnh đá, tạo nên các vũng biển nhỏ ôm ấp những mạch nước ngầm trong suốt, thoang thoảng mùi thơm đồng nội.
Phía trên triền núi bãi Dứa, dọc theo đại lộ Hạ Long là các nhà nghỉ, khách sạn theo kiểu biệt thự đầy đủ tiện nghi, những ngôi chùa, miếu với những khu cây cảnh đầy vẻ u tịch, thần bí. Nghỉ ngơi, du ngoạn nơi đây sẽ làm tâm hồn du khách nhẹ nhàng, thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng.

Bãi tắm Long Hải
Bãi Long Hải thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, cách thành phố Vũng Tàu 30km về hướng đông bắc.
Chạy dài, uốn lượn phía nam chân núi Thùy Vân, hay Kỳ Vân (ngày nay có tên Minh đạm), bãi Long Hải là một bãi biển sạch, đẹp, nước xanh trong.
Cảnh thiên nhiên ở đây thật thơ mộng. Bãi cát vàng chạy dài, yên tĩnh dành cho du khách yêu biển nhưng không thích ồn ào. Nối liền với bãi Long Hải là đèo Nước Ngọt. Nơi đây núi đá vươn ra biển thách thức cùng với sóng tạo nên phong cảnh vừa nên thơ vừa hùng vĩ.
Phía bên kia đèo Nước Ngọt là rừng hoa anh đào. Mỗi khi xuân về, từ trên đèo Nước Ngọt nhìn xuống du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước màu tím trắng của anh đào, màu xanh của rừng và biển Long Hải.

Bạch Dinh
Bạch Dinh tọa lạc tại số 10 đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu.
Bạch Dinh được Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Bạch Dinh được gọi là Villa Blanche theo tên con gái yêu của Paul Doumer. Nghĩa tiếng Việt của từ này lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức là Biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi giải trí nên được gọi là Dinh toàn quyền. Dưới thời Mỹ, Bạch Dinh cũng là nơi an nghỉ và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn. đây cũng chính là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng yêu nước, chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, trên pháo đài Phước Thắng cổ xưa, cao gần 30m so với mực nước biển. Từ tiền sảnh Bạch Dinh nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác như đang ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biển, có thể dõi tầm mắt bao quát cả trung tâm thành phố Vũng Tàu.
Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ. Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ và kỳ diệu. Với tất cả sự quyến rũ đó, Bạch Dinh không chỉ thoả mãn cho Paul Doumer mà các đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.

Tượng chúa Jêsus
Tượng chúa Jêsus nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu.
Tượng được dựng vào năm 1972, cao 32m, đứng giang hai tay, mặt hướng ra biển.
Trong lòng tượng có một cầu thang xoáy trôn ốc đi từ bệ lên cổ tượng gồm 133 bậc. Hai bên vai tượng được thiết kế như hai cái ban công, mỗi bên có đủ chỗ cho khoảng 6 người đứng ngắm cảnh thành phố Vũng Tàu.

Linh Sơn Cổ Tự
Chùa Linh Sơn Cổ Tự tọa lạc ở số 61 đường Hoàng Hoa Thám, Phường 2, thành phố Vũng Tàu.
Tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu.
Lúc đầu chùa được xây dựng trên triền núi Nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị thực dân Pháp chiếm dụng để xây biệt thự cho hoa tiêu Pháp. Ngay sau đó một ngôi chùa khác đã được xây dựng và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Trong chánh điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá thếp vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật.
Truyền thuyết kể lại rằng cách đây hơn một trăm năm có đoàn ghe chài từ miền Trung vào đánh cá ở bãi Trước. Trong khi đi kiếm củi ở núi Lớn tình cờ họ phát hiện hai pho tượng Phật bằng đá nằm vùi dưới đất trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên rồi chờ đến hôm sau làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài miền Trung năn nỉ mãi mới lấy được pho tượng nhỏ đem đi. Pho tượng lớn còn lại được dân chài rước về thờ, chính là pho tượng hiện nay ở chùa Linh Sơn Cổ Tự.

Bãi biển Hồ Cốc
Từ thị trấn Xuyên Mộc thẳng tới một ngã ba, theo đường nhựa có bảng chỉ dẫn, du khách sẽ tới bãi biển Hồ Cốc.
Trước khi tới bãi biển, du khách sẽ có dịp băng qua một khu rừng nguyên sinh để chiêm ngưỡng cảnh đẹp núi rừng tự nhiên với quần thể cây xanh, đá xanh đủ loại.
Biển Hồ Cốc khá đẹp, là một vùng hoang sơ mới được khai thác, nước biển trong xanh, khu bãi tắm rộng, độ dốc thoai thoải và đặc biệt đẹp thơ mộng nhờ các tảng đá nằm ngay trong bãi tắm tạo nên những đợt sóng biển tung bọt trắng xoá. Với vẻ nên thơ của một vùng biển hoang vắng nên du khách ví bãi biển Hồ Cốc đẹp như một thiếu nữ trinh nguyên.
Tắm biển ở đây thật thú vị, du khách sẽ thấy mình như lạc giữa thiên nhiên trong làn nước xanh thẳm để thưởng thức những gì còn hoang sơ của núi rừng và biển cả.

Đền Dinh Cô
Thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dinh Cô là một khu đền có kiến trúc hoành tráng với những nét kiến trúc truyền thống in đậm màu sắc văn hóa dân gian.
Theo truyền thuyết kể rằng: cách đây 200 năm có một cô gái trẻ tên Lê Thị Hồng (tục danh là Thị Cách) quê ở Phan Rang trên đường đi qua đây thì thuyền gặp giông bão. Cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào Hòn Hang. Nhân dân vùng này đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập đền thờ gần biển. Từ đó cô luôn hiển linh, mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh nên vào năm 1930 ng¬ư dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn x¬ưng cô là Long Hải Thần Nữ.
Lúc đầu Dinh Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ. Năm 1930 Dinh Cô được xây dựng khá khang trang và đến năm 1987 thì được xây dựng lại như hiện nay sau khi bị hỏa hoạn.
Dinh Cô có diện tích trên 1.000m2. Cổng Tam quan vào Dinh Cô nằm dưới chân mũi Thùy Vân, đắp nổi “Long hổ hội”, phía trên có “Lưỡng long chầu nguyệt” và song phụng chầu. Lối lên điện Cô là 37 bậc tam cấp.
Chính điện Dinh Cô bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm chánh điện là bàn thờ Bà Cô. Nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5m, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến lấp lánh, đội mũ gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài.
Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và miếu thờ Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát.
Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn, cách Dinh Cô chừng 1km. Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp diễn ra lễ Nghinh Cô.

Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trên đường vòng núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, cách bãi Dâu 500m.
Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ là một ngôi chùa nhỏ được xây dựng vào năm 1976, nhưng nổi bật ở giữa khu vực chùa là một pho tượng Phật Bà Quan Âm trắng toát.
Pho tượng cao 16m làm bằng xi măng cốt thép sắt theo hình tượng một phụ nữ hiền hòa, đức độ, mặt hướng ra biển, tay cầm bình Cam Lồ, đứng trên tòa sen. đây là một pho tượng đẹp và cũng là điểm tham quan của khách du lịch ở Vũng Tàu.

Suối Tiên
Suối Tiên thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thị xã Bà Rịa 7km về phía tây bắc.
Khởi nguồn từ đỉnh núi Dinh có độ cao gần 500m, Suối Tiên được du khách trong và ngoài nước gọi là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi này.
Để lên thượng nguồn Suối Tiên du khách phải vượt qua 600m đường rừng quanh co, phong cảnh hữu tình và rất yên tĩnh. Tương truyền xưa kia nơi đây cây cối rậm rạp, núi rừng hoang vắng và vào những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời xuống hạ giới để du ngoạn. Qua dòng suối trong xanh này các nàng tiên rủ nhau tắm mát rồi mới trở về trời. Hiện nay ở phía mỏm đá của núi Dinh có dấu chân thật xinh xắn in thành ngấn trên đá gọi là dấu chân tiên. Có lẽ người xưa yêu cảnh trí nơi đây, một vùng non nước kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình nên đã đặt cho nó một cái tên thật huyền ảo: Suối Tiên.
Từ độ cao hàng trăm mét, theo dốc thoải dần về phía đông, Suối Tiên ào ạt đổ xuống hai bờ núi đá, chảy quanh co, tưới mát cho những cánh đồng trù phú trước khi hoà vào dòng sông Thị Vải. Suối Tiên còn lưu giữ vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ mà kỳ thú, ấn tượng với bất kỳ ai lần đầu đặt chân tới đây. Dọc hai bên bờ suối có những thạch bàn phẳng lì nằm nghiêng nghiêng khá rộng, du khách có thể ngồi hoặc ngả lưng khi dừng chân ngắm cảnh. Những mỏm đá mang nhiều hình thù độc đáo: mỏm thì giống hình hai mẹ con ngồi trò chuyện, mỏm thì giống chú voi con, mỏm thì giống một cụ già suy tư, mỏm thì giống hình đôi gà chọi, cá sấu, chim muông…đang dùa giỡn với ban mai. Bên cạnh đó là những chùm hoa cương bám đầy địa y xen lẫn rêu phong có lẽ đã ngủ vùi ở chốn này từ ngàn năm nay.
Đặc biệt, đứng ở bất kỳ vị trí nào du khách cũng nghe được tiếng suối ì ầm tuôn chảy từ đỉnh núi đổ xuống, tạo thành những giếng trời khá sâu, nước trong xanh có thể nhìn rõ từng viên sỏi trắng muốt dưới đáy. Nước chảy xối xả, tung bọt trắng ngần, hơi nước bay vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật dễ chịu. Mùa mưa suối cuộn mình tung bọt trắng xoá, nhưng mùa khô dòng suối hiền hoà trở lại cho các bạn trẻ bơi lội tung tăng.

Du lịch Suối Tiên, nếu còn thời gian du khách nên theo con đường mòn đến những ngôi chùa nhỏ gần đấy để nghe tiếng chuông chùa thong thả ngân nga thật bình yên, để thưởng thức khói hương trầm quyện với hương của hoa huệ, hoa ngọc lan thơm ngát…gợi lên vẻ u tịnh của chốn thiền viên giữa vùng sơn cước. Đó cũng là một trong những ấn tượng rất riêng của thắng cảnh Suối Tiên.
Khu thắng cảnh Suối Tiên xứng đáng là địa điểm lý tư¬ởng cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi những giờ phút làm việc căng thẳng.

Khu di tích núi Dinh
Núi Dinh nằm trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là một quần thể núi non và cây xanh ngút ngàn với những am, chùa, cốc, miếu độc đáo nằm ven các con suối.
Giải thích về tên gọi núi Dinh, người dân địa phương kể: Do khí hậu trên núi rất mát mẻ nên trước đây toàn quyền Pháp có xây dinh thự để nghỉ mát vì vậy sau này người ta quen gọi núi Dinh. Cũng có người cho rằng sở dĩ núi được gọi tên núi Dinh là để tưởng nhớ công ơn người đã có công khai phá vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu là ông Nguyễn Văn Dinh.
Núi Dinh có độ cao khoảng 500m với tổng diện tích toàn khu vực gần 60km² được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ trên đỉnh núi Dinh, dòng Suối Tiên tuyệt đẹp uốn lượn, lúc là những thác nước nhỏ róc rách, lúc phình to thành hồ nước phẳng lặng, trong xanh. Đi ngược dòng, cảnh vật càng lên cao càng đẹp như muốn lôi cuốn bước chân du khách lên cao, lên cao mãi. Bờ suối có khi là thảm cỏ mượt mà xanh, có khi là cây cổ thụ tỏa bóng xum xuê với bộ rễ chằng chịt, có khi là vạt hoa rừng trinh nguyên soi mình bên suối, có khi là những tảng đá hình thù kỳ lạ như tảng đá hình đầu rắn, mẹ bồng con, hổ phục... đứng giữa mênh mông núi đồi, người ta bỗng nhiên thấy mình nhỏ bé, bỗng nhiên có cảm giác choáng ngợp, ngất ngây đến diệu kỳ.
Ẩn hiện theo sườn núi là những ngôi chùa, trong đó phải kể đến nhiều ngôi chùa có giá trị về tôn giáo và nghệ thuật như chùa Hang, chùa đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương... Ngồi dưới bóng mát ven suối, nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim rừng líu lo, tiếng kinh, tiếng chuông mõ văng vẳng vọng lại, tâm hồn du khách sẽ lâng lâng một cảm giác thư thái, bình an đến lạ kỳ.

Miếu An Sơn
Miếu An Sơn nằm trên đảo Côn Sơn thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
An Sơn Miếu là một ngôi miếu cổ. Miếu được xây từ năm 1785, (sau đó được xây dựng lại vào năm 1958) để thờ bà Phi Yến, vợ của chúa Nguyễn Ánh (sau trở thành vua Gia Long).
Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với những người dân trên đảo và nó gắn liền với một câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước. Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là: An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là Hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Pháp (Bá Ða Lộc) sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến (Lê Thị Răm) là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách.
Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải (còn gọi là Hoàng tử Hội An), con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác Hoàng tử Cải đã trôi vào bãi biển Cỏ Ống. Dân làng đã chôn cất Hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ Hoàng tử Cải. Một lần, sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm bà đã tự tử để thủ tiết với chồng.
Nhân dân trên đảo vô cùng thương tiếc bà và đã lập nên ngôi miếu to, đẹp để thờ bà. Năm 1861, Pháp sau khi chiếm đảo đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu bị đổ nát dần. Năm 1958, nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu trên nền cũ.

Thích ca Phật Đài
Thích ca Phật Đài tọa lạc ở tây bắc sườn núi Lớn thuộc T.p Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên.
Là ngôi chùa lớn ở Tp. Vũng Tàu, được dựng năm 1941, rộng khoảng 6ha nằm trên sườn núi Lớn, cách trung tâm thành phố khoảng 3km.

Niết Bàn Tịnh Xá
Niết Bàn Tịnh Xá tọa lạc ở đường Hạ Long, phường 1, Tp. Vũng Tàu.
Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.
Chùa "Niết Bàn Tịnh Xá" còn gọi là chùa "Phật Nằm" được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển.
Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.
Ở phía trước chùa là một cột cờ cao 21m, được làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ 2. Cổng chùa có 4 chữ "NIẾT BÀN TỊNH XÁ" tức là nơi thanh cao nhất của đạo Phật.
Hai bên cổng chùa là 2 pho tượng "Thần Thiện" và "Thần Ác".
Khu điện thờ chính của chùa được bày trí thành một vườn hoa Sala theo cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn. Nổi bật trong khu Chánh điện này là bức tượng "Phật Nằm", dài 12m tượng trưng cho "Thập Nhị Nhân Duyên" và được đặt lên bệ thờ cao 2,5m. Mặt ngoài của bệ thờ có đắp hình tượng các đồ đệ của Phật Thích Ca đang chứng kiến lúc Ngài nhập điện.
Phía trước chánh điện có một chiếc lư đồng với hình tượng bốn con vật Long, Lân, Qui, Phụng gọi chung là "Tứ Linh". Chiếc lư này là kết quả sau hơn hai năm lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở tỉnh Bến Tre và đem tặng cho chùa năm 1971. Song song với lư ở hai bên là hai toà tháp cao khoảng 5m. Toà bên trái có tượng Phật A Di Đà, toà bên phải có tượng Phật Dược Sư.
Hậu điện dùng làm nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ đã có công truyền bá Đạo Phật. Sau tượng Phật Thích Ca có treo một bức tranh vẽ hình "Đạt Ma Sư Tổ" là vị cao tăng đầu tiên truyền bá giáo lý nhà Phật Việt Nam. Pho tượng nghìn tay nghìn mắt biểu tượng thần thông phi thường của nhà Phật.
Tầng hai có chiếc thuyền rồng còn gọi là thuyền Bát Nhã dài 12m. Đó là thuyền Bát Nhã sẽ cứu vớt mọi người ra khỏi khổ ải rồi đưa đến chốn vĩnh cửu bất diệt.
Phía sau thuyền Bát Nhã là điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát. Tượng Phật được thể hiện theo hình dáng một phụ nữ hiền hoà đức độ, tay đổ bình nước cam lồ xuống để chữa bệnh cho dân chúng và làm cho cõi trần thêm sạch.

Núi Minh Đạm
Núi Minh Đạm thuộc địa phận huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 150km, cách thị xã Bà Rịa khoảng 30km.
Núi Minh Đạm – nơi có rừng cây um tùm, nhiều hang đá và là căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Từ thị xã Bà Rịa, đi về hướng biển Long Hải chừng 30km, du khách sẽ gặp dãy núi có tên Minh. Núi Minh Đạm cao trung bình khoảng 200m (ngày xưa núi có tên là Châu Long và Châu Viên).
Năm 1948, để nhớ ơn hai vị Bí thư và Phó bí thư huyện Long Điền là Bùi Công Minh và Mạc Thanh Ðạm đã anh dũng hy sinh dưới chân núi, nên người dân đã đặt tên núi là Minh Ðạm. Minh Đạm còn là tên gọi căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Núi Minh Ðạm có rừng cây um tùm xanh tươi. Trên núi có nhiều hang đá là nơi ăn ở, sinh hoạt, làm việc an toàn cho cán bộ, bộ đội. Mỗi hang đá mang tên của đơn vị đóng quân như: hang Huyện uỷ, hang Quân y, hang Quân giới...
Từ chân núi, một con đường trải nhựa ngoằn ngoèo đưa du khách lên tận đỉnh núi. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi ở khoảng hai phần ba đoạn đường đèo, toàn cảnh biển Long Hải bao la, với khung cảnh biển một bên, núi đồi một bên thật hữu tình, thơ mộng hiện ra trong tầm mắt. Phía dưới là khu du lịch Thuỳ Dương và con đuờng nhựa uốn lượn dưới chân núi. Ôm lấy biển là rừng hoa anh đào đỏ thắm, tuyệt đẹp. Nhiều người thích chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ, để được len lỏi dưới những tán cây, gộp đá, nghe tiếng chim kêu, tiếng suối chảy róc rách. Cái mệt nhọc dần tan biến sau khi bạn được rửa mặt, ngâm chân vào nước suối mát lạnh, tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng. Năm 1993, Khu căn cứ Minh Ðạm được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử cách mạng. Minh Ðạm hôm nay đã trở thành điểm du lịch khá lý tưởng cho nhiều loại hình du lịch: leo núi, dã ngoại sinh thái và đặc biệt là nơi tìm hiểu lịch sử cách mạng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh, sinh viên...

Suối khoáng nóng Bình Châu
Suối khoáng nóng Bình Châu thuộc địa bàn xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km.
Năm 1928, một bác sĩ người Pháp tên là Salle trong chuyến khảo sát vùng Đông Nam Bộ đã phát hiện ra khu suối khoáng với vẻ đẹp thật hấp dẫn này.
Kỳ diệu thay không biết tự bao giờ tại khu rừng tràm lớn, một hồ nước sôi khổng lồ cùng với bùn khoáng nóng với 70 điểm phun lộ thiên có nhiệt độ từ 37ºC đến 80ºC cứ tuôn trào vô tận cho đến ngày hôm nay. Suối khoáng nóng Bình Châu đã được các nhà khoa học công nhận bởi nguồn nước rất có giá trị trong việc chữa trị phục hồi sức khoẻ.
Các khu vực dành cho việc nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng suối khoáng nóng đã hình thành như khu hồ ngâm Suối Mơ, Hà Nội- Huế-Sài Gòn, khu giếng trời dành luộc trứng bằng nước khoáng nóng, cụm tắm bùn khoáng… Tất cả đều nằm ẩn mình, yên tĩnh trong rừng cây xanh. Ngoài ra còn những cụm công trình khép kín trong dịch vụ giải trí thể thao dành cho du khách nghỉ cuối tuần như sân tập golf, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn Trăng với sân khấu 1.000 chỗ ngồi…
Đi trên những dãy hành lang bằng gỗ bắc qua những điểm suối chảy trải dài quanh co chừng 1km, du khách sẽ thấy thật thú vị khi nhìn nước từ trong lòng đất tuôn ra, sôi sủi thành bọt và ngâm chân ở những con suối có nhiệt độ 40ºC. Còn nếu muốn thưởng thức trứng gà luộc hồng đào, bạn hãy đi tới giếng nước ở nhiệt độ 80ºC, cho trứng vào giỏ rồi thả xuống ngâm chừng 10 phút sau vớt lên là dùng được.
Vào những buổi bình minh, nơi đây thật kỳ ảo. Cảnh sắc xung quanh như được phủ một làn sương mỏng từ hơi nước bốc lên. Du khách có thể thả bộ để hít thở bầu không khí tinh khiết, trong lành phảng phất mùi hương thơm cây cỏ. Từ phía xa vẳng tiếng chim rừng líu lo đánh thức cả khu du lịch thức dậy đón một ngày mới bắt đầu. Trong nắng ban mai, những đàn bướm đầy màu sắc bay lượn trên những thảm cỏ tạo nên một khung cảnh rất yên bình. Để thưởng thức hết những hương vị của thiên nhiên Bình Châu, du khách hãy đi dạo hoặc đi bằng xe bò đến thăm suối Bang cách đó 2km về phía đông hay tới thăm vườn thú có khá nhiều loại: gấu, khỉ, chồn, trăn, tắc kè, nhím, đại bàng...
Cạnh khu rừng có một số gia đình người Châu Ro sinh sống, du khách có thể đi thăm làng và nghe các cụ già kể lại truyền thuyết sự tích đầm nước sôi. Câu chuyện kể mối tình bi thương của cặp vợ chồng trẻ, vì một chút nông nổi mà phải chịu cô đơn mãi mãi.
Khu du lịch nghỉ dưỡng Suối khoáng nóng Bình Châu đã được tổ chức Du lịch thế giới (WTO) bình chọn là một trong hai khu du lịch sinh thái bền vững nhất của Việt Nam.Vào những buổi bình minh, nơi đây thật kỳ ảo. Cảnh sắc xung quanh như được phủ một làn sương mỏng từ hơi nước bốc lên. Du khách có thể thả bộ để hít thở bầu không khí tinh khiết, trong lành phảng phất mùi hương thơm cây cỏ. Từ phía xa vẳng tiếng chim rừng líu lo đánh thức cả khu du lịch thức dậy đón một ngày mới bắt đầu. Trong nắng ban mai, những đàn bướm đầy màu sắc bay lượn trên những thảm cỏ tạo nên một khung cảnh rất yên bình. Để thưởng thức hết những hương vị của thiên nhiên Bình Châu, du khách hãy đi dạo hoặc đi bằng xe bò đến thăm suối Bang cách đó 2km về phía đông hay tới thăm vườn thú có khá nhiều loại: gấu, khỉ, chồn, trăn, tắc kè, nhím, đại bàng...
Cạnh khu rừng có một số gia đình người Châu Ro sinh sống, du khách có thể đi thăm làng và nghe các cụ già kể lại truyền thuyết sự tích đầm nước sôi. Câu chuyện kể mối tình bi thương của cặp vợ chồng trẻ, vì một chút nông nổi mà phải chịu cô đơn mãi mãi.
Khu du lịch nghỉ dưỡng Suối khoáng nóng Bình Châu đã được tổ chức Du lịch thế giới (WTO) bình chọn là một trong hai khu du lịch sinh thái bền vững nhất của Việt Nam.
Ðáng chú ý ở ngôi chùa này là ngọn tháp Bát Giác cao 19m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên toà sen. Toàn bộ tượng cao 10,2m, đường kính khoảng 6m. Tượng và tháp đều màu trắng và được dựng ở lưng chừng núi cao, đứng từ xa cũng chiêm ngưỡng được.

Các lưu ý khi đi du lịch Vũng Tàu

Thời điểm tốt nhất du lịch Vũng Tàu

Bạn có thề đến du lịch lịch Vũng Tàu bất ký mùa nào trong năm. Tuy nhiên tốt nhất là từ tháng 1 đến tháng 6, tháng 11,12  . Tháng 8 tháng 10 hường mưa nhiều và có bão.

Lưu ý khi tham gia tour du lịch Vũng Tàu
- Các tour  du lịch Vũng Tàu tổ chức tại TPHCM thường chỉ kéo dài tối đa là 2 ngày. Với các tour trên 2 ngày du khách nên hỏi rõ chương trình tham quan và giá cả để tránh lãng phí.
- Khi tham gia tour du lịch Vũng Tàu, du khách nên mang theo CMND hoặc Hộ Chiếu.
- Đọc kỹ các khoản bao gồm và không bao gồm trong chương trình tour, các khoản phụ thu thêm khi nhận phòng khách sạn.

Các lưu ý khác
Về tắm biển: Ngoài bãi Trước, bãi Sau, những khách du lịch  Vũng Tàu khuyên bạn nên chọn Bãi Dứa. Từ Bãi Trước, dọc theo đường Hạ Long, bạn sẽ tới Bãi Dứa. Với giá thuê 10.000 đ/ghế, bạn có được một nơi chốn an bình để ngắm biển. Một bãi tắm không rộng, vừa đủ cho 20 - 30 người, có sóng biển rì rào vỗ vào ghềnh đá, có không gian thoáng đãng để nhìn ngắm những con tàu qua lại, đặc biệt với những hàng cây rợp bóng mát, bạn đi biển mà không phải sợ bị... ăn nắng. Đối diện bãi Dứa có nhiều khách sạn, biệt thự cho thuê với giá khá mềm. Điểm đặc biệt của những khách sạn, biệt thự nơi đây là chúng nằm trên những ngọn đồi cao.
Bạn cũng có thể chọn Bãi Dâu, một bãi tắm nằm ở phía tây Núi Lớn, dọc theo đường Trần Phú, từ Bạch Dinh (Bãi Trước) đến Bãi Dâu xa chừng 3km. Bãi này trước đây gọi là bãi Vũng Mây, vì trên triền hòn Núi Lớn đoạn này có nhiều cây mây mọc. Nếu thích câu cá và ưa mạo hiểm, bạn nên chọn Bãi Nghinh Phong, nằm gần Bãi Dứa.

Phương tiện đi lại: bạn có thể thuê xe đạp đôi để dạo biển và tham quan một vài địa điểm ở Vũng Tàu. Tối, nếu có thời gian bạn nên lên ngọn Hải Đăng, từ đây nhìn xuống thành phố biển Vũng Tàu rất đẹp.

Về quán cà phê và quán ăn uống: bạn có thể ngồi ở cà phê Ô cấp (90 Hạ Long) - quán nằm ở lưng chừng đồi nhìn ra biển, quán cà phê Phố Đông, Nathi art trên đường Hạ Long, Lối về trên đường Lê Hồng Phong, khá yên tĩnh, quán Thí dụ trên đường Trần Nguyên Hãn... Quán kem Alibaba (quán kem Thổ Nhĩ Kỳ) trên đường Đồ Chiểu...

Về ăn uống: bạn có thể chọn các phố ăn đêm trên đường Lê Lai, Đồ Chiểu.

UniViet Chúc Quý khách có một tour du lịch Vũng Tàu thú vị!

Những tin mới hơn